Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa càng nhanh kéo theo sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng. Nhu cầu khử trùng nước thải từ các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng cấp thiết. Phương pháp xử lý nước thải sử dụng tia UV (tia cực tím) mang lại hiệu quả cao, hệ thống gọn nhẹ dễ lắp đặt với chi phí hợp lý đang ngày càng được quan tâm. Trong thực hành xử lý nước thải bằng tia UV (tia cực tím) làm bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh có tầm ảnh hưởng quan trọng rất lớn đối với sự an toàn của nước uống) (cryptosporidium và giardia), tiếp theo là vi khuẩn.
Thứ tự hủy diệt của tia UV (tia cực tím) đối với các loại như sau: Cryptosporidium và giardia -> bacteria -> spores -> viruses. Các tế bào trứng cryptosporidium rất mẫn cảm với tia UV. Các bào tử hiếu khí của bacillus subtilis và các bào tử kỵ khí của clostridium perfringens ít nhạy cảm với tia UV hơn các tế bào vi khuẩn thực vật.
Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị UV trong xử lý nước thải như thế nào, MSM Group mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống UV trong xử lý nước thải
Như đã giới thiệu trong bài trước, thiết bị UV hoạt động dựa vào khả năng vô hiệu hóa các vi sinh vật trong nước của tia UV, và được ứng dụng nhiều trong các nhà máy xử lý nước thải có yêu cầu cao về chất lượng nước đầu vào.
Hệ thống xử lý nước tải dùng tia UV để chiếu vào nước nhằm loại bỏ các thành phần sinh khối trong nước. Nước được tiếp xúc với ánh đèn càng lâu thì hiệu quả khử trùng càng cao.
Hệ thống khử trùng bằng tia UV (tia cực tím) chuyển năng lượng điện từ đèn hồ quang thủy ngân sang vật liệu di truyền là các ADN và ARN của vi sinh vật. Khi bức xạ tia UV xuyên qua thành tế bào của sinh vật, sẽ phá hủy khả năng sinh sản của tế bào sinh vật. Bức xạ UV được tạo ra bởi sự phóng xạ qua hơi thủy ngân, sẽ xâm nhập vào vật liệu di truyền của vi sinh vật và làm chậm hoặc vô hiệu hóa khả năng sinh sản của chúng.
Cấu tạo của hệ thống đèn UV trong xử lý nước thải
Các thành phần chính của hệ thống đèn UV xử lý nước thải bao gồm: lò phản ứng, đèn hồ quang thủy ngân và hộp điều khiển.
Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chính là đèn UV. Nguồn bức xạ tia UV là đèn hồ quang thủy ngân LP/ MP với cường độ thấp hoặc cao. Bước sóng tối ưu để bất hoạt các vi sinh vật có hiệu quả là khoảng 250 nm -> 270nm. Khoảng cách từ đèn UV càng xa thì cường độ bức xạ phát ra tè đèn sẽ càng giảm. Đèn UV phát ra ánh sáng chủ yếu ở bước sóng 253,7nm. Chiều dài tiêu chuẩn của đèn LP là 0,75 và 1,5m, đường kính 1,5 – 2.0 cm. Nhiệt độ đèn lý tưởng nằm trong khoảng từ 35 - 50°C (95-122°F).
Đèn UV UV thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải lớn, cường độ tia UV cao gấp 15 – 20 lần so với đèn áp suất thấp. Do cường độ cao nên khả năng khử trùng nhanh hơn và lớn hơn, tuy nhiên do hoạt động ở nhiệt độ cao nên mức tiêu thụ năng lượng cao hơn đèn UV (theo EPA 1999).
Các loại cấu hình thiết bị phản ứng khử trùng bằng tia UV
Có hai loại cấu hình chính: loại tiếp xúc và loại không tiếp xúc.
- Trong thiết bị phản ứng không tiếp xúc: đèn UV được treo bên ngoài một ống dẫn trong suốt, mang nước thải được khử trùng. Cấu hình này không phổ biến như thiết bị phản ứng tiếp xúc.
- Trong lò phản ứng tiếp xúc, một loại đèn thủy ngân được đặt trong ống thạch anh để giảm thiểu hiệu quả làm mát của nước thải.
Trong cả hai loại cấu hình tiếp xúc và không tiếp xúc, dòng nước thải có thể chảy vuông góc hoặc song song với đèn UV. Hộp điều khiển cung cấp điện áp sẽ được khởi động cho đèn và duy trì dòng điện liên tục. Đèn UV có tuổi thọ tối đa khoảng 9.000 giờ hoạt động liên tục, hiệu năng của bóng đèn UV được tính theo tỷ lệ 10w:1000 lít nước.
Khi vận hành, cần lưu ý các thông số kỹ thuật về lượng nước, thời gian vận hành mà nhà sản xuất đã khuyến nghị để điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn về tuổi thọ cho thiết bị. Trong quá trình hoạt động, các chất bẩn sẽ bám lại trên bề mặt bóng đèn, đường ống. Các chất bẩn này sẽ che chắn, làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào nước từ đèn UV, từ đó giảm thiểu hiệu quả khử trùng của thiết bị. Do đó, phải thường xuyên lau chùi các thiết bị (đèn UV) nhất là bề mặt ống kính.
Ưu điểm của hệ thống đèn UV trong xử lý nước thải
- Hiệu quả trong việc làm bất hoạt hầu hết các loại virus, bào tử và sinh vật
- Không để lại tác động có thể gây hại cho con người hoặc đời sống thủy sinh
- Thân thiện với người vận hành
- Không yêu cầu không gian lớn như một số các thiết bị khác
- Thời gian nước tiếp xúc ngắn, nhưng mang lại hiệu quả cao.
- Không để lại tồn dư hóa chất độc hại/ hoặc vấn đế ăn mòn kim loại như các phương pháp khử trùng hóa học.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất khử trùng nước thải bằng tia UV
- Chất lượng nước thải ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất khử trùng của tia UV. Sự có mặt của các vi sinh vật phân ly trong nước thải được khử trùng bằng tia cực tím có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình khử trùng.
- Độ đục và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải có thể làm cho việc khử trùng bằng tia UV không hiệu quả. Khử trùng tia UV bằng đèn áp suất thấp không hiệu quả đối với nước thải thứ cấp có nồng độ TSS trên 30mg/L.
- Các vật liệu rắn trong nước thải cũng cản trở việc khử trùng của tia UV. Tia UV không thể xuyên qua các vật liệu rắn, do đó các vi sinh nhật liên quan đến các hạt không bị phá hủy. Các hạt như là vật liệu che chắn bảo vệ cho các tế bào của vi sinh vật do đó coliforms liên kết tự nhiên tồn tại khi nước thải được xử lý kết hợp của tia UV và Clo. Để xử lý vấn đề này, phương pháp lọc được ưu tiên để giảm nồng độ coliforms liên quan đến hạt.
- Hiệu quả của quá trình khử trùng bằng tia UV chịu ảnh hưởng của lượng nước chạy qua và thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh đèn. Thời gian nước chạy qua ánh đèn càng lâu thì hiệu quả khử trùng càng cao.
Khử trùng được coi là cơ chế chính để bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh được sử dụng để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường nước đối với người sử dụng. Hiệu quả của hệ thống khử trùng bằng tia UV phụ thuộc vào đặc điểm, chất lượng nước thải (nước đầu vào), cường độ bức xạ UV, thời gian vi sinh vật tiếp xúc với bức xạ và cấu hình thiết bị phản ứng. Đối với mỗi một nhà máy xử lý nước thải, hiệu quả khử trùng liên quan trực tiếp đến nồng độ các thành phần keo và hạt trong nước.