YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN CHÁY TẠI VIỆT NAM

21/05/2020
675 views
Công ty CP Tập Đoàn MSM xin chân trọng giới thiệu đến quý khách hàng một số tiểu chuẩn chung về an toàn cháy tại Việt Nam.
 
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCVN 3254:1989
AN TOÀN CHÁY - YÊU CẦU CHUNG
Fire safety - General requirements
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3254 : 1979
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình sản xuất, các công trình công cộng và sinh hoạt thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân và quy định những yêu cầu chung để bảo đảm an toàn cháy cho các công trình đó.
Định nghĩa các thuật ngữ đã sử dụng trong tiêu chuẩn này được giới thiệu ở phụ lục 1.

1. Quy định chung

1.1. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, các cơ sở còn phải tuân theo những quy định trong TCVN 2622 - 1978, các tiêu chuẩn và quy phạm an toàn cháy cho các công trình riêng biệt.
1.2. Để bảo đảm an toàn cháy phải có:
Hệ thống phòng cháy
Hệ thống chống cháy.
1.3. Hệ thống phòng cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để trong quá trình sử dụng, không xảy ra cháy.
1.4. Hệ thống chống cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để khi xảy ra cháy, có đủ khả năng hạn chế quy mô, dập tắt được đám cháy, hạn chế thiệt hại về người và công trình.
1.5. Những tính toán cần thiết cho hệ thống phòng cháy và chống cháy, cũng như việc xác định các số liệu ban đầu phục vụ cho các tính toán đó phải do các Bộ và các Tổng cục tiến hành phù hợp với các tài liệu, tiêu chuẩn đã được ban hành.
1.6. Những yếu tố nguy hiểm và có hại do cháy tác động đến con người bao gồm: Lửa và tia lửa
Nhiệt độ cao của không khí và đồ vật.
Các yếu tố độc hại do cháy tạo nên
Khói
Nồng độ ôxy (O2) bị giảm thấp
Sự đổ vỡ của nhà, công trình và thiết bị.
Nổ.
1.7. Phải bảo đảm an toàn cho người khi xảy ra cháy ở bất kì vị trí nào của công trình.
1.8. Phải bảo đảm an toàn cháy cho công trình khi hoạt động bình thường, cũng như khi cải tạo, sửa chữa và có sự cố.
1.9. Mỗi cơ sở phải tính toán hiệu quả kinh tế của các biện pháp phòng cháy và chống cháy.

2. Những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy.

2.1. Để phòng ngừa cháy phải thực hiện các biện pháp sau: Ngăn ngừa sự hình thành môi trường dễ cháy.
Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.
Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được.
Duy trì áp suất của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn áp suất giới hạn cho phép có thể cháy được.
Giảm quy mô hình thành môi trường dễ cháy thấp hơn quy mô tối đa cho phép theo tính chất này.
2.2. Để ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy phải tuân theo các quy định về: Nồng độ cho phép của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng.
Nồng độ cần thiết của chất kìm hãm cháy trong các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc lỏng.
Nồng độ cho phép ôxy (O2) hoặc các chất ôxy hóa khác trong chất khí và hỗn hợp chất dễ cháy. Những chỉ số dễ cháy của vật chất được giới thiệu trong phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.
2.3. Để ngăn ngừa sự hình thành nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy phải:
Có quy định về thiết kế chế tạo, sử dụng vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị, vật liệu và các sản phẩm có thể là nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.
Sử dụng các thiết bị điện phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy nổ của gian, phòng, những thiết bị đặt bên ngoài và phù hợp với nhóm, loại hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.
Sử dụng quá trình công nghệ và thiết bị thỏa mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa tĩnh điện. Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, công trình và thiết bị.
Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép của bề mặt thiết bị, sản phẩm và vật liệu khi tiếp xúc với môi trường dễ cháy.
Quy định năng lượng lớn nhất cho phép của tia lửa điện trong môi trường dễ cháy. Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép khi đốt nóng các chất, vật liệu và kết cấu dễ cháy.
Sử dụng dụng cụ không phát ra tia lửa điện khi làm việc với các chất dễ cháy.
Loại trừ sự tiếp xúc với các chất dẫn lửa và các vật bị nung nóng vượt quá nhiệt độ quy định trong điều 2.3 với không khí.
Loại trừ những khả năng có thể dẫn đến tự cháy do nhiệt, phản ứng hóa học hoặc các sinh vật từ các chất vật liệu, sản phẩm và kết cấu công trình.
Cấm dùng ngọn lửa trần trong môi trường dễ cháy.

3. Những yêu cầu đối với hệ thống chống cháy

3.1.Để chống cháy phải thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy và khó cháy thay cho các chất và vật liệu dễ cháy.
Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lí các chất đó. Cách li môi trường dễ cháy.
Ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy.
Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của công trình.
Có lối thoát nạn.
Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân. Sử dụng các phương tiện chữa cháy
Sử dụng hệ thống thoát khói
Sử dụng thiết bị báo cháy tự động và các phương tiện báo cháy khác.
Tổ chức lực lượng báo cháy cơ sở.
3.2. Để hạn chế số lượng các chất dễ cháy phải tuân theo các quy định sau đây:
Xác định số lượng (khối lượng, thể tích) các chất và các vật liệu dễ cháy được phép chứa trong gian, phòng, kho cùng một lúc.
Có hệ thống xả chất lỏng và chất khí dễ cháy ra khỏi thiết bị khi có sự cố. Thường xuyên làm vệ sinh các gian, phòng, đường ống và thiết bị ...
Quy định nơi làm việc có sử dụng chất nguy hiểm cháy.
Có hệ thống hút thu dọn các chất thải trong sản xuất
Có khoảng cách chống cháy và vùng bảo vệ.
3.3. Môi trường dễ cháy phải được cách li bằng các biện pháp sau:
Cơ giới hóa và tự động hóa tới mức cao nhất các quá trình công nghệ liên quan đến việc sử dụng và vận chuyển các chất nguy hiểm cháy ;
Bố trí thiết bị nguy hiểm cháy trong phòng cách li hoặc ở ngoài trời ; Sử dụng các thiết bị kiểu kín (hoặc được bao kín) ;
Phải có bao bì đối với các chất nguy hiểm cháy ;
Có cơ cấu bảo vệ chống sự cố cho thiết bị sản xuất có sử dụng các chất nguy hiểm cháy ;
Sử dụng các tường, khoang, buồng, phòng cách li ...
3.4. Để ngăn ngừa đám cháy lan rộng phải thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng các bộ phận ngăn cháy (tường, vùng, màn chắn, vành đai bảo vệ ...) ;
Sử dụng các cơ cấu đóng ngắt trên các thiết bị và đường ống khi có sự cố ;
Sử dụng các phương tiện ngăn ngừa sự tràn và cháy loang của các chất lỏng khi cháy ;
Quy định diện tích giới hạn cho phép của các ngăn và ô chống cháy ;
Sử dụng các mang an toàn trong các thiết bị và đường ống.
3.5. Những phương tiện được sử dụng để chữa cháy phải hạn chế được tới mức tối đa quy mô đám cháy, đồng thời phải có các quy định sau:
Loại phương tiện được phép dùng và không được phép dùng để chữa cháy ;
Loại, số lượng, cách bố trí và bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, vải amiăng, vải thô, thùng cát, thùng nước ...).
Chế độ bảo quản các chất chữa cháy đặc biệt.
Nguồn nước và phương tiện cung cấp nước chữa cháy.
Số lượng dự trữ ít nhất cho phép chất chữa cháy (bột, khí chất hỗn hợp ...).
Tốc độ gia tăng cần thiết của các phương tiện kĩ thuật chữa cháy.
Chủng loại, số lượng công suất và tính tác động nhanh của hệ thiết bị chữa cháy.
Nơi đặt và bảo quản thiết bị chữa cháy.
Chế độ phục vụ và kiểm tra các thiết bị và phương tiện chữa cháy.
3.6. Kết cấu công trình phải có giới hạn chịu lửa thích hợp đảm bảo duy trì được khả năng chịu lực và che đỡ liên tục trong khoảng thời gian đủ cho mọi người thoát ra ngoài hoặc đến nơi ẩn nấp. Giới hạn chịu lửa đó phải được xác định ở điều kiện không tính đến tác động của các phương tiện chữa cháy lên đám cháy khi đang phát triển.
Để hạn chế sự phát triển của đám cháy, giới hạn chịu lửa của kết cấu công trình còn phải được xác định căn cứ vào tính nguy hiểm cháy của quá trình sản xuất.
3.7. Mỗi công trình phải có phương án kĩ thuật và bố trí hợp lí đảm bảo cho người thoát khỏi khu vực nguy hiểm có một cách nhanh chóng trước khi các yếu tố nguy hiểm và có hại do chất đạt tới giới hạn cho phép.
Để đảm bảo thoát nước cần phải:
Quy định kích thước, số lượng lối đi của cửa thoát nạn.
Lối thoát nạn phải bảo đảm đi lại thuận tiện cho mọi người.
3.8. Những phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân phải bảo đảm an toàn cho người trong suốt thời gian có tác động của các yếu tố nguy hiểm do cháy tạo nên. Phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân phải có trong trường hợp việc thoát ra ngoài gặp khó khăn hoặc không cần thiết.
3.8.1. Những thành viên trong đội phòng cháy và chữa cháy nghĩa vụ phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cháy cá nhân.
3.8.2. Phương tiện bảo vệ tập thể có thể là những chỗ ẩn nấp, gian, phòng bảo vệ hoặc các kết cấu công trình.
3.9. Hệ thống thoát khói phải bảo đảm không để có khói ở lối thoát nạn trong khoảng thời gian đủ cho mọi người thoát hết ra ngoài.
3.10. Mỗi cơ sở phải có các thiết bị thông tin hoặc tín hiệu báo cháy tin cậy để thông báo kịp thời khi đám cháy vừa xảy ra.
3.11. Để đảm bảo khả năng dập tắt đám cháy và an toàn cho người tham gia chữa cháy, các công trình phải có các phương tiện kĩ thuật cần thiết (buồng, thang an toàn, cầu thang chữa cháy bên ngoài, cửa sự cố ...). Các phương tiện đó phải thường xuyên duy trì được khả năng làm việc.
4. Những biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn cháy
4.1. Thủ trưởng hoặc giám đốc của đơn vị, cơ sở có trách nhiệm xây dựng các biện pháp tổ chức và kĩ thuật đảm bảo an toàn cháy cho đơn vị, cơ sở mình.
4.2. Mỗi cơ sở phải thiết lập các phương án chữa cháy cụ thể để khi xảy ra cháy, kịp thời dập tắt được đám cháy và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của.
4.3. Tổ chức các đội phòng cháy và chữa cháy.
Quy chế hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của đơn vị có sự hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy Nhà nước.
4.4. Tổ chức huấn luyện cho cán bộ, công nhân, nhân viên phục vụ các quy định và kĩ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy.
4.5. Phổ biến các tiêu chuẩn, quy phạm kĩ thuật an toàn cháy và các chỉ dẫn cần thiết khi làm việc với các chất và vật liệu nguy hiểm cháy.
4.6. Sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền để phổ cập công tác phòng cháy và chống cháy.
4.7. Phải định kì tổ chức việc kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

5. Những yêu cầu cụ thể khi xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cháy.

5.1. Các quy định và yêu cầu về an toàn cháy trong các tiêu chuẩn cụ thể phải được nghiên cứu và biên soạn phù hợp với tiêu chuẩn và các tài liệu khác có liên quan.
5.2. Các quy định và yêu cầu về an toàn cháy của tiêu chuẩn ngành, cơ sở, địa phương và các công trình riêng biệt phải có:
Các biện pháp cụ thể về phòng cháy và chữa cháy.
Chủng loại, số lượng các phương tiện chữa cháy và các yêu cầu khi vận hành đối với mỗi loại.
5.3. Các tiêu chuẩn về phương tiện chữa cháy phải có:
Các chỉ tiêu chất lượng và số lượng các phương tiện chữa cháy
Các yêu cầu kĩ thuật về kết cấu của các phương tiện chữa cháy.
5.4. Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu kĩ thuật của các sản phẩm, các chất và nguyên liệu nguy hiểm cháy phải ghi rõ các chỉ số kĩ thuật nguy hiểm cháy.
Phụ lục 1
Thuật ngữ và định nghĩa

Thứ tự Thuật ngữ Định nghĩa
1 Đám cháy Sự cháy không kiểm soát được gây nên thiệt hại về người và tài sản
2 An toàn cháy Tình trạng hoặc tính chất của công trình, các thiết bị sản xuất...đảm bảo ngăn ngừa sự hình thành đám cháy và hạn chế hậu quả do đám cháy gây ra nhờ các biện pháp tổ chức, các giải pháp kĩ thuật và công nghệ
3 Hệ thống phòng cháy Tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kĩ thuật để loại trừ khả năng xuất hiện đám cháy
4 Hệ thống chống cháy Tổng hợp yêu cầu, các biện pháp và phương tiện để ngăn ngừa,hạn chế sự lan toả của đám cháy,ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất về người và tài sản.
5 Chữa cháy Hoạt động của các lực lượng và các phương tiện ngăn chặn sự lan toả của đám cháy và dập tắt đám cháy.
6 Tính dễ cháy Khả năng của vật chất trong những điều kiện tồn tại cụ thể của cháy.
7 Hệ thống thoát khói Tổng hợp các biện pháp tổ chức kĩ thuật để đưa khói ở các nhà và công trình khi bị cháy ra ngoài.
8 Nguồn gây cháy Nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của vật chất
9 Môi trường dễ cháy Môi trường chứa hỗn hợp chất dễ cháy và chất ôxy hoá
10 Lối thoát nạn Lối dẫn đến cửa thoát nạn ra ngoài (TCVN 3991-1985)
11 Giới hạn chụi lửa Thời gian( tính bằng giờ hoặc phút) từ khi bắt đầu thử chụi lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới lúc xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện (TCVN 3991-1985)
 
Phụ lục 2
Các chỉ số cơ bản của chất nguy hiêm cháy

Những kí hiệu quy ước được dùng trong các bảng tra của tiêu chuẩn này:
M: Phân tử lượng. Đối với mỗi chất riêng biệt phân tử lượng được xác định phù hợp với quy ước quốc tế năm 1971 về hóa tinh khiết và hóa ứng dụng.
Đối với các sản phẩm kĩ thuật và hỗn hợp nhiều thành phần, phân tử lượng của nó được xác định từ thành phần hóa học, hay công thức hóa học quy ước.
A,B, C : Là những hằng số của phương trình Antyan (1) cho biết sự phụ thuộc giữa áp suất hơi bão hòa của các chất (hỗn hợp) với nhiệt độ (t).
P : áp suất của hơi (mmHg)
t : Nhiệtđộ (0C)
tbc: Nhiệt độ bùng cháy trong cốc kín (0C).
 

Ø: Giới hạn nồng độ bắt cháy dưới của chất khí hoặc hơi trong không khí ở áp suất khí quyển được xác định ở nhiệt độ 250C (tính bằng 2 thể tích). Đại lượng này sử dụng để tính giới hạn nồng độ bắt cháy dưới của một chất nào đó ở nhiệt t bất kì theo công thức sau:
Ø, t = d (1,02 - 0,000799 . t)           (2)
Ø, t: Giới hạn nồng độ bắt cháy dưới của chất khí hoặc hơi trong không khí ở điều kiện áp suất khí quyển và nhiệt độ t cần xác định (% thể tích).
Kat : Hệ số an toàn đối với giới hạn nồng độ bắt cháy dưới. Hệ số Kat này được sử dụng để tính toán xác định giới hạn cho phép của nồng độ an toàn nổ theo công thức sau (khi mức ddộ an toàn không bắt cháy của hỗn hợp bằng 0,999).

GCNAN: Giới hạn cho phép nồng độ an toàn nổ.
Trong trường hợp tính GCNAN đối với những hỗn hợp không đồng nhất về vật lý bao gồm hỗn hợp và hơi cháy thì giá trị của hệ số an toàn được giới hạn ở bảng 1 và 2 phải được nhân với 5.
D0 : Hệ số khuếch tán của khí (hoặc hơi) trong không khí ơ điều kiện 1at và nhiệt độ 00 C (cm2 /s).
Hệ số khuếch tán do D0 này được sử dụng để tính toán xác định hệ số khuếch tán Dt (cm2/s) ở nhiệt độ T bất kì theo công thức sau:
T : Nhiệt độ k
n : Chỉ số thực nghiệm, giá trị của chỉ số này được nêu trong cột cuối cùng ở bảng 1 và 2. ở cột 8 của bảng 1 và 2 có các kí hiệu quy ước sau:
CKC : Chất không cháy - Chất không có khả năng cháy trong không khí có thành phần bình thường ;
ckc : Chất khó cháy - Chất có khả năng cháy khi đưa nguồn lửa vào, nhưng không duy trì được sự cháy khi đưa nguồn lửa ra ngoài.
CC : Chất cháy - Chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách bỏ nguồn lửa.
CCL : Chất cháy lỏng - Chất lỏng có khả năng tự cháy sau khi đã tách bỏ nguồn lửa và có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 510C (trong cốc kín) hay 560C (trong cốc hở).
CLDC : Chất lỏng dễ cháy - Chất lỏng có khả năng tự duy trì sự cháy sau khi đã tách bỏ nguồn lửa và có nhiệt độ cháy không quá 610C (trong cốc kín) hay không quá 660C (trong cốc hở).
CCK : Chất cháy khí - Chất khí có khả năng tạo ra một hỗn hợp cháy và nổ voí không khí ở nhiệt độ không quá 550C.
CNN : Chất nguy hiểm nổ - Chất có khả năng nổ hay kích nổ không cần có sự tham gia của oxy không khí.

Bảng 1- Giá trị của các chỉ số nguy hiểm cháy của các chất riêng biệt
Chất Công thức hoá học M Các hằng số của phương trình Antyan Khoảng nhiệt độ của giá trị hằng số phương trình Antyan Tính dễ cháy, tính bắt cháy và nguy hiểm nổ tbo0C j0d %
Thể tích
Kat D0
cm2/n
n
A B C
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Amyalxêtat C7H14O2 130,0,196 7,16870 1579,510 221,365 25÷147 CLDC 25 1,08 1,35 0,0520 1,87
Amylen C5H12 70,134 6,78568 1014,290 229,783 60÷100 CLDC <-18 1,49 1,48 0,0690 1,84
Rượu emelic C5H12O 88,149 7,18246 1287,625 161,330 74÷15 CLDC 49 1,48 2 0,0661 1,87
Amoniac NH3 17,030 - - - - CCK - 1,70 1,38 0,198 1,88
Anilin C6H7N 93,128 6,92129 1457,020 176,195 35÷184 CCL -73 1,32 1,37 0,0622 1,87
Axetanađêhit C2H4O 44,053 7,19160 1093,537 233,413 80÷20 CCK -38 4,12 1,26 0,11 1,83
Axetylen C2H4O 26,038 - - - - CNN* - 2,5 2 0,18 1,79
Benzen C6H6 78,113 6,48898 902,275 178,099 -0+6 CLDC -12 1,43 1,37 0,775 1,86
Butadien 1,3 C4H6 54,091 - - - - CCK - 2,02 1,29 0,0806 1,82
Butan C6H10 58,123 - - - - CCK - -1,799 1,24 0,0606 1,87
Butan-1 C4H8 56,107 - - - - COL - 1,81 1,39 0,0801 1,83
Siêu Butan -2 C1H8 56,107 - - - - CCH 29 -1,85 1,31 0,0801 1,82
Butyl Axâtat C6H12O12 116,160 7,00611 1340,743 199,757 0÷100 CLDC 38 1,43 2 0,0574 1,87
Rượu Butyl C4H10O 74,122 9,59730 2664,684 279,638 1÷126 CLDC   1,81 2 0,0681 1,86
Hyđrô H2 2,016 - - - - CCK   4,09 1,24 0,66 1,70
Vimin clrua C16H3CL 62,199 - - - - CCK   4,0 1,36 0,104 1,82
Hexandecan C16H34 226,445 6,78749 1655,405 136,869 105÷287 CCL 128 0,473 1,56 0,0347 1,86
Hexan C6H14 86,177 6,87024 1166,274 223,661 -54÷69 CLDC -23 1,242 1,24 0,0663 1,55
Rượu Hexylen C6H14O 102,176 7,27800 1420,273 165,469 56÷157 CCL 63 1,23 1,37 0,0988 1,87
Heptan C7H16 100,203 6,95154 1295,405 219,819 -60÷98 CLDC -4 1,074 1,24 0,0609 1,54
hydrazin N2H4 32,045 8,87325 226,447 266,316 84÷112 CNN* 38 4,7 2 0,167 1,86
Glixêrin C3N3O3 92,094 9,05259 3074,220 214,712 141÷263 CCL 198 3,09 2 0,08 1,9
Đê can C10H22 142,284 7,39530 1890,975 227,700 17÷174 CLDC 47 0,760 1,24 0,0502 1,45
Etedivinnil C4H6O 70,091 6,98810   228,589 - CLDC <-30 2,0 1,66 0,0765 1,84
Etedimetyl C2H6O 46,069 - - - 25÷153 CCK - 3,49 2 0,108 1,85
Đunnetylphomamit C3H7NO 73,094 7,03446 1482,985 204,342 12÷101 CLDC 58 2,35 1,3 0,0898 1,87
Dioxan-1,4 C4H8O2 88,106 1632,425 1632,425 250,725 - CLDC 11 2,14 1,72 0,0758 1,85
Dflodiclomêtan C2F2CL2 120,914 - - - -24÷83 CCK - không có - 0,0806 1,81
1,2 Dicloetan C2H4CL2 98,960 1460,179 1640,179 259,715 -33÷59 CLDC 12 4,60 1,32 0,0845 1,86
Dietylamin C4H11N 73,138 1267,557 1267,557 236,329 -60÷35 CLDC -26 1,77 1,30 0,0756 1,85
Etedietyl C4H10O 74,122 1098,945 1098,945 232,372 48÷214 CLDC -43 1,9 1,3 0,0772 2,14
Didecan C12H26 170,337 2463,739 2463,739 253,884 - CCL 77 0,634 1,36 0,0399 1,88
Izônbutan C4H10 58,123 - - -   CCK - 1,81 1,21 0,0819 1,87
Izôbutylen C4H8 56,11 - - - - CCK - 1,78 1,31 0,0801 1,82
Rượu Izôbutylen C4H10O 74,122 8,70512 2058,392 452,642 -9÷116 CLDC 28 1,81 2 0,0756 1,87
Izôpentam C5H12 72,150 6,79306 1022,551 233,493 -83÷28 CLDC -52 1,36 1,32 0,0700 1,86
Izôprôlabenzen C9H12 120,194 6,93773 1460,668 207,652 31÷53 CLDC 36 0,93 2 0,0615 1,87
Rượu Izôproopyl C3H8O 60,096 8,38562 1733,000 232,380 -26÷148 CLDC 13 2,23 1,76 0,0831 1,92
m. Xilol C8H10 106,167 7,00849 1461,925 215,073 -20÷220 CLDC 25 1,00 2 0,0671 1,87
O-Xilol C8H10 106,167 6,99891 1474,679 213,686 -20÷220 CLDC 32 1,00 2 0,0671 1,88
n-Xilol C8H10 106,167 6,99184 1454,328 215,411 13÷220 CLDC 25 1,00 2 0,0671 1,87
Mêtan CH4 16,0426 - - - - CCK - 5,28 1,26 0,196 1,76
Rượu Metyl C4H4O 32,042 -8,22777 1660,454 245,818 -10÷90 CLDC 8 6,7 1,40 0,129 2,08
Mêtylpripuixet C5H10O 86,133 7,8642 1870,4 273,2 -17÷103 CLDC 6 1,49 1,52 0,0664 1,86
Mêtyletyl-xêtôn C4H8O 72,107 1,02453 1292,791 232,340 -48÷80 CLDC -6 1,90 1,46 0,0760 1,86
Napatlen C10H8 128,173 10,55455 3123,337 243,569 0÷80 CC 81 0,906 1,27 0,0622 1,89
N.Nonan C9H20 128,257 7,05283 1510,695 211,502 2÷150 CLDC 31 0,843 1,24 0,0499 1,57
Oxýt Cácbon CO 28,010 - - - - CCK - 12,5 1,9 0,149 1,72
Oxýt Etylen C2H4O 44,0530 - - - - CNN* - 3,66 1,78 0,110 1,83
H-Octan C8H18 144,230 6,96903 1379,556 211,896 -14÷126 CLDC 14 0,945 1,24 0,0503 1,77
H-Pantadecan C15H32 212,418 6,94237 1739,084 157,545 92÷270 CCL 115 0,505 1,50 0,0358 1,90
H-Pentan C5H12 72,150 6,84715 1062,555 231,805 -50÷96 CLDC -44 1,471 1,24 0,0729 1,83
R-Pioolin C6H7N 93,128 7,30064 1632,315 224,787 70-÷145 CLDC 39 1,43 1,25 0,0754 1,88
Piridin C5H5N 79,101 6,78610 1217,730 196,342 -19÷116 CLDC 20 1,85 1,55 0,0828 1,87
Propen C3H8 44,096 - - - - CCK - 2,310 1,24 0,0977 1,80
Piropilen C3H6 42,080 - - - - CCK - 2,300 1,32 0,0962 1,82
H-rượu Piropilen           0÷97 CLDC          
Sufua Hydrô C3H8O 60,096 8,31708 1751,981 225,125 -   25 2,43 1,58 0,085 1,88
Sufua Cácbon H2 34,076 - - - -15÷80 CCK - 4,0 1,45 0,141 1,82
Xtirela CS2 76,191 7,00048 1202,471 245,616 -7÷146 CLDC -43 1,33 1,56 0,0890 1,69
Trihyđrô C8H8 104,151 7,94049 2113,057 272,986 25÷66 CLDC 31 1,06 1,32 0,0674 1,88
  C4H8O 72,107 5,99964 753,805 175,793 76÷254 CLDC -16 1,78 1,94 0,0583 1,84
  C14H30 198,391 7,27514 1950,497 190,513 -30÷200 CCL 103 0,542 1,45 0,0370 1,89
  C7H8 92,140 6,95508 1345,087 219,516 59÷236 CLDC 4 1,25 1,4 0,0753 1,65
2,4 Trimetylpentan C13H28 184,364 7,96895 2468,910 250,310   CCL 90 0,585 1,40 0,0384 1,89
Axitactic (chất khí lý tưởng) C8H18 114,230 6,8117 1259,150 221,085 -15÷131 CLDC -10 1,0 1,31 0,0427 1,86
  C2H4O2 60,052 - - - - - - 5,5 2,0 - -
Axít axêtic C3,7H7,4O3,7 111,097 7,79846 1787,752 245,908 0÷118 CLDC 38 3,33 1,32 0,107 1,90
H-Undecan C11H24 156,311 7,68008 2102,959 242,574 31÷197 CCL 62 0,692 1,32 0,0417 1,88
Focmandehit CH2O 30,026 6,28480 607,399 197,626 -19÷60 CCK - 7,0 1,3 0,146 1,81
Phydrittalit C8H4O3 148,118 7,99959 2879,067 277,501 134÷285 CC 153 1,32 1,31 0,0616 1,87
Flotriclometan CC:3F 138,368 - - - - CKC - Không có - 0,0603 1,83
Diobenzen C6H6CL 112,558 7,26112 1607,316 235,351 -35÷132 CLDC 28 1,4 1,53 0,0628 2,09
Cloetan C2H5CL 64,514 6,82723 954,119 299,554 -90÷12 CCK - 3,92 1,38 0,0981 1,82
Xiclohexan C6H12 84,161 6,64788 1095,531 210,064 -45÷81 CLDC -18 1,31 1,75 0,0648 1,89
Etan C2H6 30,069 - - - - CCK - 3,07 1,27 0,121 1,78
Etylaxetan C4H8O2 88,106 6,99240 1200,297 214,262 -43÷77 CLDC -3 2,28 1,44 0,0733 1,89
Etylbenzen C8H10 106,167 6,95904 1425,464 213,345 -20÷220 CLDC 24 1,03 1,58 0,0671 1,87
Etylen C2H4 88,054 - - - - CNN* - 3,11 1,2 0,109 1,80
Etylenlicol C2H6O2 62,068 9,01261 2753,183 252,009 53÷198 CCL 112 4,29 2 0,099 1,87
Rượu Etyl C2H6O 46,069 8,68665 1918,508 252,125 -31÷78 CLDC 13 3,61 2 0,110 1,51
Etylenlozen C4H10O2 90,122 8,74133 2392,56 272,15 20÷135 CLC 43 2,00 2 0,0721 1,86
 
* Chất có khả năng phân huỷ nổ dưới áp suất cao và có tác dụng của nguồn lửa

Bảng 2- giá trị chỉ số nguy hiểm của các hỗn hợp và sản phẩm kĩ thuật

Sản phẩm tiêu chuẩn nhà nước thành phần hỗn hợp trọng lượng Công thức tổng quát M Các hằng số của phương trình Antyan Khoảng nhiệt độ của giá trị hằng số phương trình Antyan Tính dễ cháy, tính bắt cháy và nguy hiểm nổ tboC ϕd0 %
thể tích
Kat D0 cm2/n n
A B MA
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Xăng A-72 C6,391H13,108 97,2 5,07020 682,876 222,066 -60÷85 CLDC -96 1,08 2 0,0605 2
Xăng A- 93 C7,024H13,706 98,2 4,99831 664,976 221,695 -60÷95 CLDC -36 1,06 2 0,0615 2
Nhiên liệu Hzen “λ” C12,343H23,889 172,3 5,95338 1255,73 199,523 +40÷110 CLDC >35 0,61 2 0,0470 2
ГOCT 305-73                        
Xăng hàng không C7,627H14,796 102,2 8,41944 2629,65 384,195 -40÷110 CLDC -34 0,92 2 0,0573 2
B70 ГOCT 1012-72                        
Nhiên liệu diezen “λ” C14,511H29,120 203,6 5,87629 1314,04 192,473 60÷240 CLDC >40 0,52 2 0,0481 2
ГOCT 305-73                        
Dầu lửa thắp sáng C10,914H21,832 153,1 6,47119 1394,72 204,260 40÷190 CLDC >40 0,64 2 0,0426 2
K 022 ГOCT 4735-68 C7,991H9,98 106,0 7,05479 1478,16 220,535 0÷50 CLDC 24 1,00 2 0,0672 2
Xilola (hỗn hợp chất đồng phân)                        
Rượu Unít ГOCT 3134-52 C10,5H9,98 147,3 8,01130 2218,30 273,15   CLDC >33 0,70 2 0,0497 2
Dầu máy biến thế C21,74H42,28S0,04 303,9 7,75932 2524,17 174,010 20÷80 CCL >150 0,291 2 0,0312 2
ГOCT 10121-76           164÷343            
Dầu AMT -3 CCTY C22,25H33,48                      
38.101234-72 S0,34H0,07 312,9 6,99959 2240,001 167,85 170÷376 CCL >170 0,35 2 0,0335 2
Dầu AMT – 3CCT C19,04H24,58                      
TY 38.101243-72 S0,196H0,04 260,3 6,49540 2023,77 164,09 171÷396 CCL >170 0,43 2 0,0397 2
Dung môi hoà tan M (H- butyxetut 30: Etylaxetat-5
Rượu etylen 60
Rượu Izoovtylan-5)
C2,761H7,147                      
  H1,187 59,4 8,93204 2083,366 267,760 ÷50 CLDC 6 2,79 2 0,0916 2
  H5,810O1,038 55,2 9,57161 248,728 290,920 0÷50 CLDC 10 2,85 2 0,0970 2
  C4,791H8,318 81,5 8,07751 1761,043 251,546 0÷50 CLDC 4 1,72 2 0,0776 2
Dung môi hoà tan                        
≈315TY 6-10-1013-70                        
(Buylexetat) 18: Xilôla-25                        
Toluen 25                        
Rượu Butylen Etyleloxol                        
Dung môi P-4 C5,962H9,799O0,845 95,0 7,71160 1699,687 241,000 0÷50 CLDC 16 1,25 2 0,0704 2
Dung môi P-4 C5,452H7,798O0,223 81,7 7,17192 1373,667 242,828 -15÷100 CLDC -9 1,60 2 0,0774 2
(Xilola-15)                        
Toluen-70)                        
(Axeton -15)                        
Dung môi P-5 C6,231H7,798O0,223 86,3 7,15373 1415,199 244,752 -15÷100 CLDC -9 1,57 2 0,0725 2
(H. Butylaxetat-30)                        
Xilon-40Axeton-30)                        
Dung mooi P-12 C5,309H8,655O0,897 86,8 7,17850 1378,851 245,099 -15÷100 CLDC -9 1,57 2 0,0725 2
(R-Butylaxetat-30                        
Xilola-10 Toluen -60)                        
  C6,839H9,217O0,515 99,6 7,04804 1403,079 221,483 0÷100 CLDC 10 1,26 2 0,0637 2
 
 
 

Những đơn vị cơ bản của hệ số đo lường
Đại lượng Đơn vị
Tên Quốc tế Nga
Độ dài
Khối lượng
Thời gian
Cường độ dòng điện
Nhiệt độ động
Cường độ sáng
Góc phẳng
Góc không gian
mét
kilôgam
Giây
Ampe
Kenvin
Canđêla
rađian
steradian
m
kg
S
A
K

rad
s
M

o
a
mc
k
pag
cp
 
Những đơn vị phụ của hệ đo lường có tên chuyên dùng

Đại lượng Đơn vị Biểu diễn qua những đơn vị cơ bản và phụ của hệ đo lưòng
Tên Kí hiệu
Quốc tế Nga
Tần số
Lực
áp suất
Năng lượng
Công suất
Điện lượng
Điện áp
Điện dung
Điện trở
Điện dẫn
Từ thông
Từ cảm
Cảm kháng
Quang thông
Độ rọi
Liều lượng hấp thụ của bức xạ
i-on
Liều lượng tương đương của bức xạ
Hec
Niu ton
Pascan
Jun
Oát
Culon
Von
Phara
Om
MO
Vêbe
Tesla
Henri
Lumen
Lux
 
 
Gri
givep
hz
N
pa
J
w
C
V
P
 
S
W
T
H
lm
lx
 
 
Gy
 
 
 
 
BT
k
B
Φ
OM
CM
B
T
 
 
 
Trên đây là những định của pháp luật về an toàn cháy tại Việt Nam. Các bạn muốn tải file xin vui lòng truy cập msmvn.com.vn tại đây.
MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn MSM
Hotline : 0941 939 114
Email: info@msmvn.com.vn
giaipphappccc114@gmail.com
Website: http://msmvn.com.vn/
 

Bình luận facebook