Một số thuật ngữ và khái niệm về An Toàn Cháy

21/05/2020
1.503 views

Hiện tại bạn chưa hiểu thế nào là an toàn cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống cháy, các chỉ số kỹ thuật an toàn, cơ chế bốc cháy và một số khái niệm liên quan đến đám cháy, chữa cháy. Sau đây Công ty CP Tập Đoàn MSM xin chia sẻ với các bạn một khái niệm về an toàn cháy. Kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu và chia sẻ.

Một số khái niệm chung về phòng cháy chữa cháy

Hãng bơm chữa cháy ETNA - Thổ Nhỹ Kỳ

 

Hệ thống phòng cháy (Fire prevention system):

Tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp, các phương tiện và các phương pháp nhằm loại trừ khả năng phát sinh đám cháy

Hệ thống chống cháy (Fire protection):

Tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp, các phương tiện và các phương pháp nhằm ngăn ngừa cháy, hạn chế lan truyền, đảm bảo dập tắt đám cháy, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản

An toàn cháy (Fire):

Tình trạng hoặc tính chất của các sản phẩm, các phương pháp, phương tiện sản xuất và các khu vực đảm bảo loại trừ được khả năng phát sinh cháy và hạn chế được hậu quả khi cháy xẩy ra nhờ các biện pháp tổ chức, các giải pháp kĩ thuật và công nghệ

Nguy cơ cháy (Threat of fire):

Tình trạng đặc trưng bởi khả năng trực tiếp phát sinh cháy

Nguy hiểm cháy( Fire hazard):

Khả năng phát sinh và phát triển đám cháy có sẵn trong vật chất, trong tình trạng môi trường hoặc trong quá trình nào đó

Sự thoát nạn (Evacuation):

Sự sơ tán người từ vùng nguy hiểm cháy theo các lối thoát ra vùng an toàn

Kế hoạch thoát nạn (Evacuation plan):

Văn bản chỉ dẫn lối, cửa thoát nạn và qui định cách ứng xử của mọi người, nhiệm vụ của những người có trách nhiệm khi tổ chức thoát nạn khỏi đám cháy

Chất chống cháy (Fire protection):

Chất làm cho chất cháy khó bị đốt cháy hoặc làm giảm tính cháy của chúng bằng cách bao phủ, ngâm tẩm hoặc gây phản ứng hoá học

Một số thuật ngữ về các chỉ số kĩ thuật an toàn cháy

 

Hãng bơm chữa cháy ETNA - Thổ Nhỹ Kỳ

 

Các chỉ số nguy hiểm cháy (Indexes of fire hazad):

Các giá trị định lượng đặc trưng cho sự nguy hiểm cháy được xác định khi thử nghiệm chuẩn

Nhiệt độ bùng cháy (Flashing temperature):

Nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó lượng hơi, khi bốc lên trên bề mặt của nó tạo với không khí hỗ hợp khi có nguồn gây cháy tác động sẽ bùng lửa nhưng lại tắt ngay

Nhiệt độ bốc cháy (Inflammation temperature):

Nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó khi có nguồn gây cháy tác động chát cháy sẽ bốc cháy có ngọn lửa và tiếp tục cháy sau khi không còn nguồn gây cháy

Nhiệt độ tự bốc cháy (Self – inflammation):

Nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó tốc độ phản ứng toả nhiệt tăng mạnh dẫn tới sự bốc cháy có ngọn lửa

Nhiệt độ tự nung nóng (Self - baked temperature):

Nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó bắt đầu quá trình tự nung nóng

Giới hạn nồng độ bốc cháy (Limited concentration of inflammation):

Giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của chất cháy (hơi, khí, bụi cháy) trong hỗn hợp của nó với chất ôxi hoá có thể bốc cháy khi có tác động của nguồn gây cháy

Giới hạn nhiệt độ bốc cháy (Limited temperature of inflammation):

Giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của nhiệt độ chất cháy tương ứng với giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của nồng độ bốc cháy

Giới hạn ôxi (Oxygen limit):

Nồng độ ôxi trong hỗn hợp chất cháy, chất trơ và ôxi, khi thấp hơn nồng độ này không thể gây cháy hỗn hợp với bất kì nồng độ nào của chất cháy trong hỗn hợp

Tốc độ cháy hoàn toàn (Burning out speed):

Khối lượng hoặc thể tích chất cháy bị thiêu huỷ trên một đơn vị bề mặt trong một đơn vị thời gian

Tốc độ lan truyền của đám cháy (Fire spreading speed):

Khoảng cách lan truyền của ngọn lửa theo phương ngang hoặc phương đứng trong một đơn vị thời gian

Nồng độ dập tắt nhỏ nhất dập cháy theo thể tích (Minimum concentration of fire extinguishing substance in volume):

Nồng độ dập tắt nhỏ nhất của chất cháy cháy trong không khí đủ để dập tắt ngọn lửa khuếch tán của chất cháy khi dập tắt theo thể tích

Nồng độ nhỏ nhất của chất trơ (Minimum concentration of inert substance):

Nồng độ nhỏ nhất của chất trơ trong hỗn hợp chất trơ và chất cháy đủ để hỗn hợp không thể cháy

Một số khái niệm liên quan cơ chế bốc cháy

Hãng bơm chữa cháy ETNA - Thổ Nhỹ Kỳ

 

Sự bốc cháy (Inflammation):

Sự phát sinh cháy do tác động của nguồn cháy

Tính bốc cháy( Inlammability):

Khả năng bốc cháy của vật cháy trong những điều kiện tồn tại cụ thể của chúng

Chất dễ bốc cháy (Substance with high inflammation):

Chất có thể bốc cháy do tác động tức thời của nguồn gây cháy có năng lượng thấp

Chất khó bốc cháy (Substance with low inflammation):

Chất chỉ bốc cháy do tác động của nguồn gây cháy có năng lượng cao hoặc do tác động lâu của nguồn gây cháy

Sự gây cháy (Firing):

Tác động của nguồn gây cháy bên ngoài lên chất cháy đến sự bốc cháy

Nguồn gây cháy (Firing souce):

Nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của vật chất

Vùng bốc cháy (Inflammation zone):

Vùng nồng độ cháy trong đó hỗn hợp của nó với chất ôxy hoá có thể bốc cháy khi có tác động của nguồn gây cháy và tiếp tục tự cháy lan trong hỗn hợp

Sự tự nung nóng (Self – baking):

Sự tăng nhiệt độ của vật chất do các quá trình hoá, lí, sinh học toả nhiệt ở bên trong với những điều kiện tồn tại thích hợp cho sự tích nhiệt của vật chất

Tự cháy (Self – burning):

Sự phát sinh cháy không do tác động của năng lượng bên ngoài mà do sự gia tăng nhiệt của các phản ứng bên trong vật chất

Chất tự cháy (Self - burning substance):

Chất tự phát sinh cháy trong những điều kiện xác định không có tác động của năng lượng bên ngoài

Sự nhiệt phân (Pyrolysis):

Phản ứng hoá học không thuận nghịch do kết quả tăng nhiệt độ

Một vài thuật ngữ trong quá trình cháy

Hãng bơm chữa cháy ETNA - Thổ Nhỹ Kỳ


Sự cháy (Burning):

Phản ứng ôxi hoá, toả nhiệt và phát sáng

Tính cháy (Combustibility):

Khả năng cháy của vật chất trong những điều kiện tồn tại của chúng

Chất dễ cháy (Combustible substance):

Chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hoá khi có tác động của nguồn gây cháy và có khả năng tiếp tục cháy kể cả khi không còn nguồn gây cháy

Chất khó cháy (Uninflammable substance):

Chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hoá khi có tác động của nguồn gây cháy và không có khả năng tiếp tục cháy kể cả khi không còn nguồn gây cháy

Chất không cháy (Incombustible substance):

Chất không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không cacbon hoá khi có tác động của nguồn gây cháy

Lửa (Fire):

Hình dạng bên ngoài biểu hiện sự cháy kèm theo phát sáng

Ngọn lửa (Fire ):

Hình dạng bên ngoài biểu hiện sự cháy ở thể khí hoặc mây bụi

Tia lửa (Spark):

Phân tử nóng sáng của vật chất bị bắn ra hoặc phóng điện trong khí

Sự nung sáng (Incandescence):

Trạng thái nung nóng của chất rắn, đặc trưng bởi sự toả nhiệt và phát sáng

Sự cháy âm ỉ (Smolder):

Cháy không thành ngọn lửa của chất rắn hữu cơ, thường xảy ra khi không đủ ôxi và tạo khói

Sự cacbon hoá (Carbonization):

Sự tạo thành cacbon và tro do kết quả nhiệt phân hoặc cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ

Sản phẩm cháy (Combustion product):

Vật chất được tạo ra do cháy

Sự cháy hoàn toàn (Burning out):

Sự cháy mà sản phẩm cháy là chất không cháy

Khói (Smoke):

Thể nhìn thấy được trong không khí gồm các phần tử rắn, lỏng và khí tạo ra khi cháy

Đám cháy

Hãng bơm chữa cháy ETNA - Thổ Nhỹ Kỳ

Sự đốt cháy (Combustion):

Sự gây cháy có chủ định và kiểm soát được

Đám cháy (Fire):

Sự cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản

Sự lan truyền đám cháy (Spreading): 

Sự lan truyền của lửa ở trong các phòng, trong các công trình ở khu vực ngoài trời hoặc từ nơi này sang nơi khác

Sự phát triển đám cháy (Fire growth):

Sự gia tăng của vùng cháy và vùng tác động của những yếu tố nguy hiểm của đám cháy

Nguyên nhân gây ra đám cháy (Fire cause):

Điều kiện và (hoặc) tình trạng trực tiếp gây ra đám cháy

Thiệt hại do đám cháy (Fire loss):

Sự thiệt hại về người, tài sản do đám cháy gây ra

Một số thuật ngữ về chữa cháy

via GIPHY

 

Chữa cháy (Fire- fighting operations):

Hoạt động của người và phương tiện chữa cháy, với việc áp dụng các phương pháp để ngăn chặn sự lan truyền và dập tắt đám cháy

Dập tắt hoàn toàn (Fire liquidation):

Hoạt động của người và phương tiện chữa cháy, với việc áp dụng các phương pháp nhằm dập tắt hoàn toàn đám cháy và loại trừ khả năng cháy trở lại

Hạn chế sự phát triển của đám cháy (Fire localization):

Các biện pháp và hoạt động của người nhằm ngăn chặn đám cháy lan truyền và tạo điều kiện để dập tát đám cháy có hiệu quả

Chất dập cháy (Fire extingguishing agent):

Chất có các tính chất lí, hoá tạo ra điều kiện để làm ngừng cháy và dập tắt cháy

Phương pháp chữa cháy (Method of fire fighting):

Phương pháp sử dụng các chất dập cháy với các thiết bị cần thiết và những phương tiện khác để ngăn chặn sự lan truyền và dập tắt đám cháy

Cung cấp nước chữa cháy (Fire fighting water supply):

Tổng hợp các biện pháp và phương tiện, dụng cụ để dự trữ và vận chuyển nước sử dụng để chữa cháy

Trên đây là một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản về an toàn cháy

MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn MSM
Hotline : 0941 939 114
Email: info@msmvn.com.vn
giaipphappccc114@gmail.com
Website: http://msmvn.com.vn/
 

 


Bình luận facebook